Cà phê nhân là gì?
Cà phê nhân đơn giản là cà phê hạt sống (green bean) chưa rang xay đã ở cuối cùng của giai đoạn sơ chế - không còn vỏ thóc, vỏ cơm. Và có hay không có vỏ lụa tuỳ theo quy trình sơ chế.
Có nghĩa cà phê nhân là nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp chế biến cà phê rang xay, hòa tan... Là chất phụ gia cho một số ngành chế biến thực phẩm - đồ uống (chiết xuất lấy cafein..)
Phân loại cà phê nhân:
Về kích cỡ: (size) Cà phê nhân được chia làm nhiều loại sàng (kích cỡ hạt khác nhau). Sàng 18, sàng 16, sàng 14, sàng 13, cà phê nhân xô (chưa sàng)
Các mặt sàng phân loại cà phê
Về giống: thường chia làm ba loại chính Arabica, Robusta, (Culi Robusta, Culi Arabica), Cà phê mít (Liberica hay excelsa)
Các loại cà phê nhân thường được dùng ở Việt Nam
Về sơ chế: chúng ta có hai loại thường dùng là chế biến khô (truyền thống) và chế biến ướt, ngoài ra còn có các loại sơ chế khác như honey ... Trong khâu sơ chế nhà máy chế biến còn có các quy trình khác nữa để làm mất đi vỏ lụa của hạt cà phê hay làm cho hạt cà phê nhân sáng bóng theo yêu của cầu khách hàng nhập khẩu. Ví dụ như: polish, semi washed, full washed, bắn màu.
Tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu thường là:
- Độ ẩm: 12,5% Max.
- Đen, vỡ: 0% -> 3% Max.
- Tạp chất: 0% -> 0,5% Max.
- Cỡ hạt đồng đều theo tiêu chuẩn TCVN 4807:2001.
- Màu sắc, mùi vị tự nhiên.
- Không mốc, không lên men, không mùi vị lạ ...
* Theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2001 : 90 lỗi Max/300gr
Hoặc theo tiêu chuẩn nhập khẩu riêng của khách hàng
Mẫu cà phê kiểm định